Giải đáp của Thầy Minh Niệm về chủ đề Làm cách nào có thể phân biệt giữa sự mất phương hướng và bệnh trầm cảm

hầy Minh Niệm, qua những bài giảng và tư duy sâu sắc, đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới về hai trạng thái tinh thần này. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt chúng, và tại sao việc phân biệt này lại quan trọng đối với sự phát triển tinh thần và tâm hồn của mỗi cá nhân? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Trong cuộc hành trình tìm hiểu tâm hồn con người, chúng ta thường đối diện với những khái niệm khó hiểu và dễ gây nhầm lẫn. Mất phương hướng và bệnh trầm cảm đôi khi được nhắc đến như hai mặt của một đồng xu, tuy nhiên, chúng có những đặc điểm riêng biệt mà không phải ai cũng nhận biết được.

Thầy Minh Niệm, qua những bài giảng và tư duy sâu sắc, đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới về hai trạng thái tinh thần này. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt chúng, và tại sao việc phân biệt này lại quan trọng đối với sự phát triển tinh thần và tâm hồn của mỗi cá nhân? Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này thông qua lời giải đáp của Sư Minh Niệm.

Mất phương hướng đang là tình trạng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, Thầy biết có những nhóm sau đây bị mất phương hướng

1. Nhóm thứ nhất là các anh chị, những người đã từng có những mục tiêu rõ rệt trong đời sống. Các anh chị đó đã cố gắng, rồi đạt được, rồi hạnh phúc nhưng thời gian không lâu họ không còn cảm thấy hạnh phúc về những gì mình đã đạt được nữa. Thậm chí họ thấy rất là nhàm chán, họ muốn thoát khỏi mục tiêu đó để vươn tới những mục tiêu lớn hơn, đi tìm những mục tiêu có giá trị hơn trong đời sống nhưng vẫn chưa tìm được. Thế rồi họ phải sống trong tình trạng khắc khoải, không chấp nhận thực tại, không chấp nhận sự giới hạn của mình.

2. Nhóm thứ hai là nhóm của những anh chị có thể nói là bị lạc lối trong những tham vọng của mình, nắm bắt hết mục tiêu này tới mục tiêu khác mà không bao giờ cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.  Để rồi các anh chị cũng hoài nghi về cái gọi là hạnh phúc, không biết đâu là giá trị chân thật để mình hướng tới. Và trong quá trình đó, các anh chị đánh mất sự kết nối với đời sống, với gia đình, với xã hội và cả chính bản thân mình. Biết là mình đang lạc lối nhưng mà không thoát ra được.

3. Nhóm thứ ba là nhóm của những bạn nỗ lực rất nhiều mà vẫn không đạt được những mục tiêu mình đã đặt ra, để rồi hoài nghi và mất niềm tin vào bản thân. Không tìm được cái tôi của mình giữa xã hội, giữa gia đình và những người thân xung quanh để rồi rơi vào tình trạng lạc lõng, chênh vênh giữa đời sống.

4. Nhóm thứ tư là nhóm của những anh chị có khá nhiều tài năng nhưng lại có những bất ổn trong tâm lý. Ở đây chỉ là sự bất ổn về nhận thức chứ chưa phải là những bệnh trạng về tâm lý. Những nhận thức sai lầm hay lệch lạc hoặc là nhiều khi rất là đúng đó là những lý tưởng rất là đẹp. Nhưng mà các anh chị đó thiếu bộ lọc để biết được đâu là giá trị tương đối và đâu là giá trị tuyệt đối. Muốn đi tới giá trị tuyệt đối phải đi qua giá trị tương đối. Thì ở đây, các anh chị này chỉ mơ ước những điều hoàn hảo nhất mà không chấp nhận thực tại, không chấp nhận những con đường hay những con người ở nơi đó còn những giá trị tương đối. Nhìn vào ai, nhìn vào con đường nào họ cũng thấy những khiếm khuyết, những giới hạn hết; thay vì họ nhìn vào những ưu điểm để rồi tận dụng những ưu điểm đó. Rồi một thời gian sau khi họ đủ mạnh, đủ vững thì họ sẽ vươn tới những giá trị tuyệt đối. Hoặc là chính họ sẽ là người dẫn dắt người khác đi về những giá trị tuyệt đối, vì thế cho nên các anh chị không gắn kết được với đời sống và đứng bên lề của đời sống.

Và cuối cùng là nhóm những bạn được cha mẹ chăm bẵm quá mức hồi còn nhỏ, kế cả đến tuổi trưởng thành rồi mà cha mẹ vẫn can dự vào quá nhiều quyết định của các bạn ấy. Cho đến khi các bạn buộc phải quyết định tương lai của cuộc đời mình, tìm một con đường để đi thì các bạn trở nên rất là hoang mang, sợ hãi, không dám quyết định bất cứ điều gì, thậm chí các bạn đó còn không biết mình thực sự muốn gì, mình sống vì điều gì, hướng tới những giá trị gì.

Khi một người mất phương hướng, tâm lý họ tất nhiên không thể nào ổn định như một người có phương hướng. Họ không thể có hạnh phúc như một người đã có hướng đi vững chãi trong cuộc đời. Thậm chí họ sẽ rơi xuống một số cung bậc khá thấp trong tâm thức, để rồi nó kéo theo một số những phản ứng tiêu cực. Những tâm lý tiêu cực như là căng thẳng, lo âu thường trực, buồn giận cáu gắt thường trực và hoang mang, lạc lõng và không gắn kết cuộc sống này một cách sâu sắc.

Tuy nhiên, khác với trầm cảm vì đó chưa phải là tổn thương tâm lý, họ không bị những thế lực bóng tối chiếm cứ thường trực trong con người của họ hoặc tạo thành những cơn cảm xúc đột ngột để nhấn chìm họ. Một người mất phương hướng thì họ thỉnh thoảng vẫn thấy niềm vui trong cuộc sống, nếu họ quyết tâm làm điều gì thì cũng có thể làm được. Dù trong ngắn hạn, họ vẫn sinh hoạt như những người bình thường và gắn kết đời sống, với những người xung quanh một cách không có khó khăn nếu họ thực sự muốn.

Khi mình bị mất phương hướng thì làm sao mình tìm lại được phương hướng?

Thầy Minh Niệm Trả lời:

Khi mình bị mất phương hướng thì mình nên đi tìm một bậc thông thái, một nhà hiền triết hay một bậc trí tuệ để họ soi sáng mình. Họ chỉ cho mình thấy tất cả những ưu điểm của mình mà mình không nhìn thấy hết, để rồi họ giúp mình khơi gợi những ưu điểm đó, biến những giá trị tốt đẹp trong con người mình, và dùng những chất liệu đó để chọn một con đường phù hợp. Có thể trước đây mình chọn những con đường khác mà mình không thỏa đáng vì mình sử dụng một ít tài năng nào đó mà mình chú ý hay xã hội chú ý vào. Khi gặp các bậc có khả năng như vậy, họ đánh thức những giá trị khác, chỉ cho mình thấy những giá trị đó mới đích thực là lợi thế của mình, sở trường của mình, là con người thật của mình. Đặc biệt, nếu mình gặp những bậc có khả năng đó thì họ còn chỉ vào những khuyết điểm của mình. Và chính những khuyết điểm đó đã làm trở ngại cho các con đường hạnh phúc của mình, đã làm mình mau chóng nhàm chán những con đường mình đã chọn, hoặc là chính nó đã làm mình có những lựa chọn sai lầm trước đây. Nhưng để tìm những bậc có khả năng như vậy thì rất là khó, quá khó luôn; cho nên giải pháp phổ biến hơn là mình phải tự đi tìm.

1. Cách thứ nhất là mình nên xách ba lô lên để đi và trải nghiệm nhiều hơn. Để nhìn thấy thế giới này rộng lớn hơn, để mình được trực tiếp nhìn thấy và tham dự vào những nơi, những cộng đồng, những nhóm người sống lành tính. Họ sống rất là hạnh phúc và sâu sắc. Họ có lý tưởng tốt đẹp để đeo đuổi, để phụng hiến, để rồi họ sẽ truyền cảm hứng cho mình. Biết đâu trong những dự án, những hướng đi của họ có những con đường mình thấy thích hợp với mình.

2. Một cách nữa là con có thể đặt mình vào một môi trường đào luyện, mang dáng dấp của quân đội hay của thiền viện. Quân đội là tại vì ở nơi đó họ đào luyện về thể lực rất nhiều, đào luyện về ý chí. Nó sẽ giúp cho con vượt qua những cái yếu kém, hay là những giới hạn trước đây của mình – mời lên, tạo sinh ra một nguồn năng lượng mới. Từ đó, con sẽ có một góc nhìn mới về bản thân. Còn khi con đến các trung tâm Thiền, con có cơ hội để sống sâu sắc vào hiện tại, tức là tập cắm rễ thật sâu vào lòng thực tại, tìm thấy niềm vui hạnh phúc từ những việc đơn giản và đang hiện hữu xung quanh mình. Từ đó, con bắt đầu cảm nhận được đâu là hạnh phúc chân thành. Thật ra hạnh phúc có ở khắp nơi, ở mọi con đường. Điều quan trọng là thái độ mình đi trên con đường đó như thế nào, với một cái tâm đủ vững chãi, đủ cảm nhận sâu sắc, đủ trân quý những gì mình đang có thì mọi con đường sẽ trở thành con đường hạnh phúc và thiên đường.

Thông qua lời dạy của Thầy Minh Niệm, chúng ta hiểu rằng mỗi trạng thái tinh thần đều mang một thông điệp và một bài học riêng.
Thông qua lời dạy của Thầy Minh Niệm, chúng ta hiểu rằng mỗi trạng thái tinh thần đều mang một thông điệp và một bài học riêng.

Sự mất phương hướng có thể là một dấu hiệu cho chúng ta biết rằng chúng ta cần tìm lại bản thân, tìm về với giá trị thật sự và ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống. Trong khi đó, trầm cảm là một hành trình khó khăn mà nhiều người phải trải qua, và việc nhận biết, hiểu biết và chăm sóc nó là điều cần thiết. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hai khái niệm này và biết cách ứng dụng tri thức vào cuộc sống thực tế.

Xin chân thành cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi chủ đề này. Mọi ý kiến và phản hồi sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc chia sẻ kiến thức. Rất mong sẽ gặp lại bạn trong các chủ đề tiếp theo trên trang Minh Niệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *