Bài thuốc dân gian từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong kho tàng truyền thống văn hóa y học của các dân tộc. Những bí quyết lưu truyền qua thời đại không chỉ là những phương pháp chữa trị mà còn là những câu chuyện kể về sự sáng tạo và khôn ngoan của những người tiền bối. Nhìn xa xưa, chúng ta có thể nhận thức rõ giá trị lớn lao của những bài thuốc này trong việc chăm sóc sức khỏe.Ngày nay, dù có sự phát triển của y học hiện đại, nhưng nhiều người vẫn giữ vững niềm tin và ưa thích sử dụng những bài thuốc dân gian. Đó không chỉ là vì tính tiện lợi mà còn là sự tin tưởng vào sức mạnh của tự nhiên.
Bài thuốc từ các loại thảo mộc, trái cây, và các thành phần tự nhiên khác không chỉ mang lại hiệu quả chữa bệnh mà còn là cách an toàn và ôn hòa để duy trì sức khỏe. Điều đặc biệt là khả năng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về những bài thuốc này, giúp mọi người tận dụng tri thức cộng đồng để chăm sóc bản thân và gia đình mình.
Hãy lưu giữ những bí quyết truyền thống này như những kho tàng quý báu, và mỗi khi cần thiết, chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ những bài thuốc dân gian để giữ cho cộng đồng luôn khỏe mạnh và đồng lòng trong việc bảo vệ sức khỏe. Cùng nhau, chúng ta là những người gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa, truyền thống y học độc đáo và quý báu của chúng ta.
Sau đây những bài thuốc dân gian phần 01
Trị gai cột sống với hột đu đủ
Bạn lựa 10 trái đu đủ vừa chín tới, bổ ra chỉ lấy lốt, bạn chà lớp màng trắng bộc ngoài cho nước chảy ra, lấy hột giã nát để cho miếng vải một ít bột đắp lên ngay chỗ có gai. Nhớ đắp khoảng 30 phút thì bỏ đi, bạn không nên để lâu sẽ bị bỏng nhẹ. Mỗi ngày đắp 1 lần làm liên tục khoảng 25 – đến 30 ngày. Sau khi đắp khoảng 2 tuần dùng quả banh lông, đứng tựa lưng sát vào tường. Từ từ đẩy thân người lên xuống theo độ nghiên của quả banh, tạo nên sự cọ sát giữa banh và vùng có gai. Làm như vật khoảng 25 – 30 ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần. Sau thời gian đắp thuốc sẽ đem lại 1 kết quả ngạc nhiên.
Trị mất ngủ với lá lạc tiên
Lá lạc tiên dân ta còn gọi Hồng Tiên, Chùm bao hay dây Nhãn Lòng. Lá vong nem loại mà dùng để gói nem và lá sen còn gọi là lá Liên diệp, Hà Diệp. Mỗi thứ hái 40 gam tất cả thái nhỏ, cho vào nồi để ngập nước. Bạn lấy nấu còn 2 chén chia làm 2 lần uống lúc sáng và tối đi ngủ. Bả thuốc còn lại, để ngập nước đun sôi khoảng 10 phút, cho vào chai uống thay trà, làm liên tục 15 – 20 ngày.
Trị thối tai với củ hành
Hành củ khổ, lột, bỏ vỏ, giã nát bọc vào trong một miếng vải hoặc miếng bông, nhét vào lỗ tai để qua đêm. Miếng thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, vừa có khả năng hút mủ từ trong sâu ra và làm cho tai khô. Mỗi ngày làm 2 lần. Bài thuốc này vừa trị bệnh nhanh tầm 1 đến 2 ngày vừa rẻ tiền mà lại hiệu quả, dễ kiếm vì của hành là một gia vị hầu như không thiếu trong nhà bếp của dân gian.
Trị bệnh trĩ với lá diếp cá
Lá diếp cá lấy 40 gam, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã nhuyễn thêm cho nước cho đủ khoảng 400 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Thuốc rửa, dùng 20 gram lá diệp cá cho vào 2 chén nước nấu cho thật sôi, để nguội, lúc nước còn hơi ẩm cho vào chậu nhỏ, ngồi ngâm mông và hậu môn vào chậu nước này, mỗi ngày 01 lần môi lần khoảng 5 phút. Bài thuốc này chỉ dùng cho Trĩ Ngoại.
Trị bong gân với lá ngải
Ngải cứu còn gọi là thuốc cứu, đông y thường dùng dưới tên gọi là Ngại Diệp vị đắng có mùi thơm ấm. Dùng lá ngải cứu tươi 20 gram. giã nát, cho thêm ít rượu hoặc giấm bỏ vào chảo, xào cho nóng lên, bạn để nguội bớt. Khi còn hơi ấm ấm thì đắp vào chỗ bị thương, lấy vải thưa hoặc băng quấn lại. Nếu đắp buổi sáng thì buổi chiều thay miếng thuốc khác.
Trị ho đờm với bông đu đủ
Đu đủ là một loại cây trong đông y còn là Phiên Mộc Hoa. Theo đông y đủ có bị ngọt, có tác dụng trị bệnh đau dạ dày hay kiệt lỵ và táo bón. Hoa đu đủ lựa khoảng 5 – 10 hoa và đường phèn khoảng 15 – 20 gram, đập cho vụn ra cho vào chén đợi lấy đi chưng cất. Sau đó lấy uống dần trong ngày, uống 3 ngày bệnh sẽ giảm, nếu uống liên tục 1 – 2 tuần sẽ hết hẳn ho và đờm.
Trị Bụng đầy trướng hơi với là trầu
Đông y gội là Phù Lưu, Trầu Lương. Thuộc họ hồ tiêu. Theo đông y lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp. tiêu đờm. tiêu viêm sát trùng. Dùng 1 lá trầu hơ lên bếp lửa cho ấm. áp vào vùng bên trên, bên dưới và 2 bên rốn, áp vào da rồi lại nhấc lên. Làm như vậy nhiều lần cho đến khi thấy lá trầu nguôi. Hễ lá trầu đang hơ nguội thì lấy lá khác hơ ấm rồi lại thay lá trầu kia, làm như vậy khoảng 6 – 7 lá. Phương pháp này dùng cho các trẻ em và ngay cho người lớn đều có hiệu quả tốt nhất là khi thấy bụng sình hơi.
Trị khan tiếng với lá me đất
Khi bạn bị khan tiếng, khàn tiếng, tắc tiếng hay bị mất tiếng, đa số trường hợp này y học hiện đại cho là viêm thanh quản. Me đất có vị chua, tính hàn, thanh nhiệt. Hái một nắm lá me đất, rửa sạch đợi cho khô nước, gĩa nát, thêm một ít nước và muối. vắt lấy chững nửa chén nước chốt, ngậm từng ngụm rồi nuốt dần dần cho đến hết nửa chén nước đó, ngày 2 lần và sử dụng 1 đến 2 ngày sẽ khỏi.
Trị hôi nách
Người chẳng may mắc chứng hôi nách “Mồ hôi nặng mùi” gây khó chịu người xung quanh, không có lợi trong việc giao tiếp. Để trị chứng này dùng th eo cách này: Dùng ngay phèn chua tán nhuyễn hoà với nước rửa sạch nấy. Kế tiếp dùng ít củ gừng giã nhuyễn với 02 viên long não. thoa vào nách tầm 20 phút rửa sạch bằng xà bông, mỗi ngày 2 – 3 lần làm liên tục trong vài ngày cơ thể sẽ hết nặng mùi.
Tài Liệu các bài thuốc lấy từ lương y Minh Hùng và Minh Đức
Trong hành trình tìm kiếm sức khỏe và bền vững, những bài thuốc dân gian truyền thống từ lương y Minh Hùng và Minh Đức thuộc Hội Y học Dân tộc Cổ truyền Đồng Nai không chỉ là những giải pháp chữa trị mà còn là những hiện thân của tinh thần và tri thức dân tộc. Nhìn vào những bài thuốc này, chúng ta không chỉ thấy sự linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên mà còn tận hưởng cái vẻ đẹp của truyền thống y học.
Những nguyên tắc chăm sóc sức khỏe từ Hội Y học Dân tộc Cổ truyền Đồng Nai không chỉ tập trung vào việc chữa trị bệnh, mà còn nhấn mạnh vào việc duy trì sự cân bằng và tuân thủ với tự nhiên. Trong từng công thức, chúng ta thấy sự kết hợp khéo léo giữa kiến thức y học và tâm linh, tạo nên những bài thuốc vừa là bí quyết y học, vừa là những câu chuyện kể về sự kỳ diệu của loài cây và thảo mộc.
Hội Y học Dân tộc Cổ truyền Đồng Nai không chỉ là nơi lưu giữ những bí quyết truyền thống, mà còn là nguồn cảm hứng cho những người muốn khám phá và hiểu sâu hơn về y học dân tộc. Sự chia sẻ của họ không chỉ giúp mọi người giữ gìn sức khỏe mà còn là một cánh cửa mở ra thế giới của kiến thức và truyền thống y học, nơi mà tình người và sức khỏe được đánh giá cao.
Hy vọng rằng những bài thuốc từ lương y Minh Hùng và Minh Đức sẽ tiếp tục lan truyền và giữ vững giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng của y học dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể nhìn nhận rằng, trong từng liệu pháp truyền thống đó, là một phần nhỏ của sự quý báu của con người – sự khám phá, sáng tạo, và tình yêu thương đối với môi trường xung quanh.